TRÁI ĐẤT TỰ QUAY VÀ HỆ QUẢ
(Dùng để dạy và học lớp 6 và lớp 10)
Trái đất quay quanh trục
(Nghiêng) sáu sáu độ ba ba (66°33′)
Trục này là tưởng tượng
(1)vòng 24 giờ nha!
Chiều: Tây sang Đông nhé
Vận tốc: khác nhau xa
Xích đạo là lớn nhất
Đến cực bằng 0 nha!
Sinh 3 hệ quả chính:
Sự luân phiên ngày đêm;
Giờ – đường chuyển ngày nữa;
Lệch hướng chuyển động liền!
Trái đất dạng cầu đó
Mặt trời chiếu 1 bên,
Bên kia bị che khuất
Ngày – đêm mới tạo nên!
Trái đất quay quanh trục
Tây ->Đông rồi lại Tây…
Mọi điểm tối rồi sáng
Thành luân – phiên đêm – ngày!
Trái đất hình cầu đó
Cùng lúc thấy mặt trời
Mỗi kinh tuyến 1 góc
Nên sinh ra nhiều giờ!
Giờ ở từng kinh tuyến
Gọi là giờ địa phương
Nhưng nhiều giờ phiền phức;
Nên mới gom nhiều đường,
Ba trăm sáu mươi độ
Chia thành 24 giờ
15 độ 1 múi
Xài 1 giờ ngon ơ!!!
Giờ múi để tiện tính
Phải lấy 1 gốc chung
Nên múi giờ 0 đó
Giờ gốc quốc tế dùng!
Phía đông múi giờ gốc
Mang dấu cộng (+), tây trừ (-)
Cứ cách nhau 1 múi
Chênh lệch nhau 1 giờ!
Đông – thấy mặt trời trước
Tây sang Đông: cộng giờ
Đi theo chiều ngược lại?
Mỗi múi trừ 1 thôi!
Tùy theo cách tính toán
Tây ->Đông hay Đông ->Tây
Ở 1 múi sẽ có
1 giờ của 2 ngày!
Cách tính nào cũng đúng!
Tránh phiền phức phát sinh
Kinh tuyến một trăm tám (180 độ)
Đường chuyển ngày lập nên!
Tây qua một trăm tám
Rồi đi về phía Đông
Trừ đi 1 ngày lịch;
Ngược lại? Cộng – nhớ không?
(Vì trái đất hình cầu đó ..)
Vận tốc mỗi vĩ độ
Giảm từ xích đạo lên
Nhưng mà theo quán tính
Vận tốc vật: giữ nguyên!
Thế nên khi chuyển động
Vật bị lệch hướng liền.
Chiều quay Tây -> Đông đó
Hướng lệch: ngược hai bên!
Bán cầu Bắc lệch phải;
Nam: lệch trái hiển nhiên..
So với hướng xuất phát
Không thể nào giữ nguyên!
Cho dù là hướng gió
Hay là đường đạn bay
Dòng sông hay dòng biển…
Chuyển động – là lệch ngay!!!
Sông ngòi nửa cầu Bắc
Bờ trái thường là bồi
Bờ phải là bở lở
Chảy theo dòng ngược xuôi!
Hệ quả của chuyển động
Quanh trục nhiu đó à!
Quanh mặt trời? – Chờ nhé!
HẸN MỘT NGÀY KHÔNG XA!!!
20g30 phút, ngày 22/6/2020
Sáng tác: Thu Ngân – giáo viên Địa Lý, trường THPT Nguyễn Hữu Cầu – Hóc Môn – TP. HCM