THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA BẮC NAM
Nghe vẻ, nghe vè thiên nhiên nước Việt
Thật nhiều khác biệt Nam – Bắc, Đông – Tây
Cao – thấp nữa này, ba miền phân hóa!
Miền Bắc lạnh giá bởi gió mùa Đông
Được núi cánh cung đón vào sâu thẳm!
Vào Nam gió giảm do lãnh thổ dài
Bạch Mã nằm ngay giữa chừng chắn gió!
Nên miền Nam đó quanh năm nóng vừa
Khí hậu: gió mùa-cận xích đạo nhé!
Biên độ nhiệt bé, nhiệt độ quanh năm
Thường trên hai lăm (25°C), hiếm vùng hai chục (20°C)!
Rừng: lá tùy lúc, khô-rụng, mưa-xanh
Cảnh quan điển hình: (Rừng) gió mùa cận xích đạo!
Dâu tằm, vang, đậu, dầu, gõ, lim, chò,
Hổ, trăn, rắn, rùa, ba ba, cá sấu,
Voi, khỉ, vượn, gấu, báo với trâu rừng…
Đa dạng vô cùng: đầm lầy, nhiệt đới
Cận xích đạo tới, với xích đạo này,
In-đô, Mã Lai … các vùng lên đủ!!!!
Hệ sinh thái cũ: nguyên sinh – hết rồi
Lá rụng lên ngôi – rừng gió mùa đó!
Vùng khô hạn có trảng cỏ, xavan,
Khu vực phía Nam đầm lầy, (rừng) ngập mặn…
Miền Bắc trồng mạnh các rau vụ đông
Do một số vùng lạnh nhiều 3 tháng
Nhiệt: dưới 18 (°C) khi gió Đông về,
Trung bình năm thì: trên hai mươi (20°C) ạ!
Mùa đông: lạnh giá, ít mưa, nhiều mây,
Rừng – rụng lá này; Mùa hè: nóng,ẩm,
Rừng xanh xanh lắm; nhiều thành phần loài
Nhiệt đới: nhất rồi; cận nhiệt, ôn đới!
Cảnh quan cùng với khí hậu nhớ chưa:
NHIỆT ĐỚI (ẩm) GIÓ MÙA CÓ MÙA ĐÔNG LẠNH!
Cây phân hóa mạnh! Ôn đới: lá kim,
Có các loài chim Hy-ma-laya tới!
Thực vật ôn đới: vân sam, lãnh sam
Thiết sam, thông nàng – Hoàng Liên Sơn nhé!
Cận nhiệt: De, rẻ, pơmu, samu,
Động vật đặc thù: lông dày gấu, sóc…
Biên độ (nhiệt): gần chục, lớn hơn Nam nhiều
Trên đây đôi điều: BẮC – NAM phân hóa!
Đai cao với cả phân hóa Đông – Tây,
Xin phép chiều nay thi xong viết tiếp!!!!
CÒN TIẾP CÁI MÀ CÒN TIẾP
12g23 phút, ngày 28/12/2020
Lê Thị Thu Ngân – giáo viên Địa lý, trường THPT Nguyễn Hữu cầu, Hóc Môn, Tp. HCM.